Dập khuôn là gì? Các kiểu dập khuôn hiện nay

Khi đề cập đến tạo hình cho các tấm sắt, thép hay vật liệu nói chung, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến việc dập khuôn. Đây là một kỹ thuật không khó nhưng cần sử dụng loại máy chuyên dụng để cho ra được những sản phẩm đẹp và gọn gàng. Vậy dập khuôn là gì và có những kiểu dập khuôn nào phổ biến hiện nay?

Dập khuôn là gì?

Dập khuôn là hành động ấn một vật, được gọi là khuôn, xuống một vật liệu để khiến một hay một vài chỉ số đo lường của vật liệu bị thay đổi. Những chỉ số đo lường thường bị thay đổi là độ dài, hình dạng, tiết diện, thể tích và độ phẳng. Một số loại máy dập đặc biệt có thể thay đổi những chỉ số khác như nhiệt độ hay ngay cả các tính chất lý hóa của vật liệu bị dập khuôn.

Máy dùng để dập khuôn
Máy dùng để dập khuôn

Dập khuôn thường được dùng để tạo hình vật liệu. Sau khi dập, vật liệu sẽ có thiết kế đẹp mắt hơn hoặc phù hợp để làm nguyên liệu cho các khâu lắp ráp tiếp theo trong quy trình sản xuất. Hầu hết các loại vật liệu ở thể rắn, có hình khối và có thể tích nhất định đều có thể được áp dụng phương pháp này. 

Hai kiểu dập khuôn hiện có trên thế giới

Hiện nay chỉ có hai kiểu dập khuôn trên thế giới. Trong đó, một là dập thủ công và kiểu còn lại là dập công nghiệp, hay có thể hiểu là dập khuôn bằng máy móc. Vậy cách thực hiện và ưu nhược điểm của hai kiểu dập khuôn là gì?

Cách dập khuôn thủ công

Dập thủ công là phương pháp truyền thống đã được phát triển từ rất lâu trước đây. Một trong những hình thức dập đầu tiên chính là làm bánh. Người thợ sẽ dùng một khuôn có sẵn để ấn xuống bột để tạo hình giúp món ăn trông bắt mắt hơn. 

Khuôn làm bánh là kiểu khuôn dập thủ công
Khuôn làm bánh là kiểu khuôn dập thủ công

Theo đó, phương thức dập khuôn thủ công hiện tại cũng tương tự như vậy. Đầu tiên, người thợ sẽ đặt một khuôn có sẵn lên bề mặt vật liệu. Sau đó, họ sẽ đặt một khối hoặc tấm vật liệu rắn chắc nào đó lên trên khuôn rồi ấn xuống. Mặt khác, họ cũng có thể đặt khuôn xuống trước, rồi đặt tấm vật liệu lên trên và trên cùng là khối rắn. Khi đó, vật liệu sẽ được cắt ra tại đường tiếp xúc với khuôn. 

Ưu điểm của phương pháp thủ công là dễ dàng thực hiện tại nhà hoặc những nơi có diện tích nhỏ, không cần sử dụng máy móc phức tạp. Còn nhược điểm là không thể áp dụng cho vật liệu cứng và dày, khó thay đổi độ phẳng của vật liệu, đường cắt của sản phẩm cũng không mượt mà.

Dùng máy dập khuôn sắt công nghiệp

Kiểu dập khuôn công nghiệp chỉ mới được phát triển trong hơn trăm năm trở lại đây. Dập công nghiệp cũng có cách thức vận hành tương tự như dập thủ công, vẫn yêu cầu phải có khuôn dập, vật liệu và vật tạo lực nén. 

Hình ảnh minh họa một loại máy dập công nghiệp
Hình ảnh minh họa một loại máy dập công nghiệp

Sự khác biệt là phương pháp này không sử dụng sức người mà được máy móc thực hiện 100%. Một số máy dập sẽ cần người đưa vật liệu vào và tạo lực ấn ban đầu, một số thì lại chỉ cần có người đưa vật liệu vào, còn một số khác lại tự động hoàn toàn ngay từ khâu đầu tiên. 

Ưu điểm của phương pháp công nghiệp là dập được số lượng lớn trong thời gian ngắn, sản phẩm hầu như không bị lỗi, các đường cắt mượt mà, tạo được mọi hình dạng, áp dụng được cho hầu hết vật liệu. Còn nhược điểm của phương pháp này là không phù hợp với dập số lượng ít, cần máy móc cồng kềnh và cần đầu tư nhiều chi phí sửa chữa, bảo dưỡng.

Một số loại máy dùng để dập khuôn công nghiệp

Hiện nay, có rất nhiều loại máy dập khuôn sắt được dùng trong công nghiệp. Trong số đó, ba loại thường thấy nhất là:

  • Máy dập thủy lực: Khi dập, người điều khiển không cần tạo lực ban đầu cho máy. Máy dập thủy lực sử dụng áp suất của nước để tạo lực nén vật liệu. Cơ chế hoạt động được lấy ý tưởng từ cách hoạt động của bình thông nhau. 
  • Máy dập cơ: Các máy dập khuôn bế thường là loại dập cơ. Máy dập cơ sử dụng cơ chế bánh răng để truyền lực và nâng cao áp lực. Theo đó, người thợ cần tự tạo ra một lực ban đầu hoặc điều khiển máy tạo lực ban đầu để làm xoay bánh răng dẫn đến tăng cường lực ép.
  • Máy dập khí: Máy dập khí hoạt động tương tự như máy thủy lực. Tuy nhiên, vật chất chuyển động trong xi-lanh là chất khí thay vì chất lỏng. Người điều khiển máy cũng không cần tạo lực ban đầu cho máy khi dập.
Máy dập khuôn công nghiệp
Máy dập khuôn công nghiệp

Nếu muốn tạo hình vật liệu mà không gia nhiệt thì bạn có thể cân nhắc đến dập khuôn. Nếu muốn dập khuôn đơn giản như làm bánh thì có thể mua khuôn sắt là được. Còn nếu muốn dập tấm sắt, thép với số lượng lớn thì nên chọn phương pháp dập công nghiệp.Trong trường hợp bạn chưa biết dập khuôn là gì thì có thể tham khảo hình ảnh các máy dập cũng như khuôn bế của Khuôn Bế Tùng Phát trong website.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Alert: Content is protected !!